logo-dich-vu-thiet-ke-website-gia-re-webcode24h
Dùng thử free

ĐĂNG KÝ LIÊN HỆ

Vui lòng cung cấp thông tin. Chúng tôi sẻ liên hệ lại bạn để hoàn tất đăng ký này

Safe and Secure

Fast Shipping

Order History

Subdomain là gì ? Những điều cần biết subdomain

Subdomain cũng là một tên miền. Nó có toàn bộ chức năng của một tên miền thông thường. Đây là một phần bổ sung của tên miền gốc. Một subdomain mà chúng tha thường hay thấy trên thực tế là “www.tenmien.com” hay “blog.tenmien.com”. Cùng tìm hiểu subdomain là gì và khi nào thì nên dùng nó cho website

Subdomain là gì thì chắc hẳn đã không còn quá xa lạ đối với các nhà quản trị website. Tuy nhiên, đối với người mới tiếp cận với website hay người bình thường thì chưa chắc đã hiểu rõ về nó. Vậy Subdomain là gì? Khi nào nên sử dụng chúng và vào mục đích nào? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ toàn bộ về Sub-domain.

Khái niệm Subdomain là gì?

Subdomain được gọi là tên miền phụ (hay domain phụ). Đây là một nhánh con từ chính Domain. Subdomain hoạt động riêng biệt và có đầy đủ chức năng như một tên miền bình thường khác. Nó cũng tách biệt hoàn toàn như 1 website riêng, các máy tìm kiếm đánh giá đây là một tên miền độc lập.

Bạn đã sở hữu một tên miền và gắng với một website hiện có. Nhưng có đôi khi bạn muốn tạo một webstie phụ có liên quan đến website hiện có. Chẳng hạn tạo một blog, forum,… thì sử dụng subdomain trong trường hợp này quá hợp lý. Vừa tiết kiệm được tiền mua tên miền lại có được một tên miền na ná với tên miền hiện có.

Tên miền phụ sẽ có dạng trông giống như: demo.domain.com, forum.domain.com…Một điều ít người biết đó là tiền tố www được đặt trước các tên miền cũng là một dạng subdomain đặc biệt.



Mục đích sử dụng của subdomain là gì

Dưới đây tôi tổng hợp 3 lý do chính và thường dùng nhất khi sử dụng subdomain là tên miền cho website

1> Tạo website riêng dành cho một nhóm đối tượng hoặc lĩnh vực nhất định

Subdomain đăc biệt hữu ích khi bạn muốn tạo ra khu vực riêng chứa các nội dung phục vụ cho một nhóm đối tượng, với ngôn ngữ và content phù hợp. Ví dụ như công ty bạn muốn tạo ra một số website riêng bán nhóm đồ trẻ em, một website riêng bán đồ người già vì nếu đặt trên cùng một web thì khó quản lý, khiến khách hàng khó tìm kiếm phù hợp với nhu cầu của họ. Subdomain giúp bạn làm điều đó bằng cách tạo 2 trang web riêng phục vụ cho từng đối trượng.

2> Tách blog, diễn đàn hoặc trang thương mại điện tử khỏi website chính

Vì nhiều lý do, bạn thường thấy các trang web lớn thường tách các trang blog, diễn đàn ra khỏi website chính phải không nào…. Đôi khi, việc quản lý nhiều website độc lập còn dễ hơn nhiều so với duy trì một trang web có quá nhiều danh mục lộn xộn. Subdomain cũng giúp bạn giải quyết trong trường hợp này

3> Tạo trang web dành riêng cho giao diện mobile

Sử dụng subdomain để dành riêng cho giao diện mobile. Đây là một biện pháp mà các web lớn trước đây thường hay sử dụng để tối ưu cho tốc độ website của họ. Ngày nay tốc độ internet thường rất nhanh và hầu như tất cả các website được tích hợp khả năng hiển thị linh hoạt trên tất cả các loại tỷ lệ màn hình. Nhưng một số website lớn và các website cũ vẫn giữ hình thức chia 2 loại website để quảng lý.

Trong trường hợp này người quản trị website thường chia ra một domain chính để hiển thị trên máy tính và một subdomain thiết kế tiêu chuẩn website cho thiết bị di động. Khi truy cập đến các trang web này người dùng được chuyển tiếp đến một trang web khác có dạng” https://m.domain.com/”.

Nội dung bài viết "Subdomain là gì ? Những điều cần biết subdomain". Bài viết sẽ được chúng tôi thường xuyên cập nhật và sẽ hiển thị trong 24 giờ tới. Webcode24h luôn cập nhật các bài viết của mình để nó trở nên hữu ích với bạn đọc.

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết, bạn cũng có thể truy cập danh mục "Domain, Quản trị Website, Kiến thức về website" dưới để xem các bài viết khác cùng chủ đề trên website của chúng tôi nhé.

Vui lòng để link nguồn bài viết này nếu bạn copy nội dung này

☞ Tài nguyên free

Pass: 'webcode24h.com' nếu có